Trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm túi xách, ví da, dây thắt lưng… được làm ra được gọi là DA THẬT, bởi chúng được làm lên từ da động vật, mỗi cách thuộc khác nhau sẽ cho ra loại da khác nhau.

leather-type

Da động vật ban đầu rất dày người ta đưa vào máy xẻ khổ lớn để tách ra làm 2 lớp (đối với da bò):

  • Lớp ngoài cùng (Grain Split - outer Layer: hay gọi là da lớp cật, da lớp 1, da lớp hạt, da full grain, top grain) là lớp da có kết cấu tốt nhất, bền nhất, đắt nhất thường dùng để thuộc lên các loại da cao cấp có bề mặt tự nhiên. Da lớp đươc phân ra làm các loại lớp da: Full grain, Top grain, Corrected grain. 
  • Lớp da trong (Flesh split – inner layer: hay gọi da lớp ruột, da váng, da lớp 2) là lớp da kết cấu kém bền thường dùng thuộc lên các loại da chất lượng kém như da lộn, da vân nhân tạo, da sơn phủ PU trên bề mặt 

FULL GRAIN LEATHER

Da nguyên tấm full grain là lớp da trên cùng loại da không bị mài mòn, chỉnh sửa; bề mặt được giữ nguyên vẹn trước khi được nhuộm màu, làm thành da thành phẩm. Da full grain có độ bền cao nhất và chắc chắn nhất vì lấy từ lớp da ngay dưới lớp lông của con vật. Da full grain theo thời gian dài sử dụng sẽ càng đẹp và bóng mịn hơn mà không cần phải phải qua các tác nhân xử lý nào vì các mô tế bào da có khả năng tự phát triển ra lớp phủ bóng mới (lớp patina). Đây là loại da chất lượng cao nhất và giá thành cao nhất.

leather-type

Các loại da bề mặt còn tự nhiên: còn vết sẹo liền, vết muỗi đốt, bề mặt còn thẩm thấu được nước, được kem dưỡng da, dùng một thời gian sẽ mềm hơn, màu đậm dần hơn... đều được làm ra từ là loại da fullgrain

TOP GRAIN LEATHER

Lớp da Top grain là loại da giống với full grain. Tuy nhiên, bề mặt trên cùng được mài mòn bớt để loại bỏ đi những khuyết điểm trên da sau đó đước sơn lên một lớp màu tạo nên sự đồng nhất trên bề mặt hơn. Thế nhưng, loại da top grain này không bền chắc bằng full grain, bị rạn nứt nhanh hơn da tự nhiên.

CORRECTED GRAIN LEATHER

Là loại da đã qua mài mòn, chỉnh sửa nhằm loại bỏ gần như hoàn toàn các khuyết điểm trên bề mặt. Sau đó chúng được nhuộm màu, tạo vân nhân tạo và sơn lên bề mặt một lớp sơn khá dày để đảm bảo trên bề mặt da hoàn toàn đồng nhất.

Các loại da thật vân rất đều nhau, hoặc vùng vân lặp lại 1 cách tuần tự, lớp sơn màu dày dặn, hoàn toàn không thấm nước không phai màu trong một thời gian dài sử dụng (vẫn là da lớp 1) thì đều là da Corrected grain, do đó đây là loại da được dùng phổ biết để sản xuất các dòng sản phẩm phổ thông. Da Corrected grain thường được làm từ các tấm da có nhiều sẹo, nhiều khuyết điểm trên bề mặt mà không thể sử dụng để làm đc da Fullgrain và top grain. Đây là loại da có bề mặt kém mềm khi sờ và kém bền hơn da fullgrain và topgrain.

SPLIT LEATHER

Đây là loại da hoàn toàn ở lớp thứ 2 của da (không còn lớp grain ở trên bề mặt), là loại da kém bền nhất (đôi khi còn dễ bị rách hơn giả da). Lớp da này được xẻ tách lớp grain và lớp Flesh. Chúng thường được sử dụng làm da lộn hoặc da cán phủ PU, Simili  tạo vân nhân tạo (loại da sẽ bị nổ sau một thời gian sử dụng, khi đốt cháy, trên bề mặt sẽ bị sun như đốt nilon, hoàn toàn không thấm nước sau một thời gian sử dụng, vân trên bề mặt rất đều hoặc vùng vân lặp lại 1 cách tuần tự).


Chỉ cần là da được làm từ các lớp da khác nhau đã có giá thành rất khác nhau chứ chưa cần phải đến việc sử dụng công nghệ thuộc da nào, hóa chất thuộc da là loại cao cấp hay loại rẻ tiền..., vậy làm thế nào để phân biệt được các loại da thật bằng cảm quan?

1. Quan sát trên lớp cắt miếng da: 

  • Nếu thấy phía trên bề mặt có phần kết cấu dày đặc như cật tre xong xốp dần xuống dưới thì đây chính là da lớp ngoài cùng.
  • Nếu thấy độ phân bố da lớp cật kết cấu dày đặc mà ngay từ mặt ngoài đã xốp, cấu trúc da phân bố khá đều thì đây là da lớp trong
  • Nếu trên bề mặt có thêm 1 lớp khác biệt , dùng vật nhọn cào có thể tách rời được thì đây là loại da lớp 2 cán phủ PU (loại da này có thể bị “nổ” sau một thời gian sử dụng)

2. Quan sát trên bề mặt và ngửi mùi:

  • Nếu thấy trên bề mặt da các vân phân bố không đều, có thể thấy một vài vết sẹo lành nhỏ do bị gai cào xước, bị mòng mòng chích, nốt đồi mồi…, ngửi thấy mùi ngai ngái của da hoặc còn có khả năng thẩm thấu nước, kem dưỡng thì đây chắc chắn là da lớp đầu tiên và là loại da tốt nhất (vì chỉ những loại da kết cấu tốt nhất, ít sẹo nhất, đẹp nhất mới để bề mặt tự nhiên).
  • Nếu thấy trên bề mặt da các vân phân bố đều hoặc vùng vân phân bố lặp lại, không có nốt sẹo, không ngửi thấy mùi ngai ngái của da, thì có thể là giả da hoặc da lớp 2 hoặc da lớp ngoài cùng đã được chỉnh sửa.

3. Đốt cháy:

  • Nếu đốt miếng da với nhiệt độ cao, nếu là da thật khi cháy sẽ cháy đều và hoàn toàn có mùi khét như mùi tóc cháy, khi cháy xong sẽ là tro tàn. Nếu là da phủ PU, Simili hoặc da giả khi cháy sẽ có 1 phần hoặc toàn phần bị sun lại như đốt túi nilon và có lẫn khét như đốt nilon, khi cháy hết sẽ để lại 1 vón cục của chất vô cơ...

Không phải sản phầm nào trên thị trường cũng có miếng da thử đi kèm để bạn kiểm tra, và chưa chắc miếng da thử kèm theo đã cùng loại da sử dụng cho sản phẩm, đặc biệt với công nghệ làm giả da hiện nay thì người ta có thể làm giả được cả những vết nhăn,vết sẹo, lỗ chân lông… do đó đôi khi người nhập hàng trôi nổi về bán hay khách hàng cũng khó mà phân biệt đc, do đó cần phải kết hợp nhiều cách để kiểm tra để có kết quả chính xác hơn

LÉMOS - Xưởng sản xuất đồ da cao cấp

   Hỗ trợ trực tuyến